Hậu sự Kế_Hoàng_hậu

An táng Minh lâu

Minh lâu - nơi an táng Thuần Huệ Hoàng quý phi.Sơ đồ Phi viên tẩm của Dụ lăng - Na Lạp Hoàng hậu (那拉皇后) được đưa vào Minh lâu, vị trí bên rìa của tòa kiến trúc.

Ngày 28 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, an táng Na Lạp thị vào tòa Minh lâu chung với Thuần Huệ Hoàng quý phi trong Dụ lăng[46].

Theo chỉ dụ của Càn Long Đế, Na Lạp Hoàng hậu chỉ được hưởng tang lễ như một vị Hoàng quý phi, nhưng thực tế còn tệ hơn. Trong tang lễ của một Hoàng quý phi; công chúa, các mệnh phụ phu nhân và một số quan lại đại thần được yêu cầu vào viếng tang, nhưng tang lễ của Na Lạp Hoàng hậu thì không có. Với danh vị thấp nhất là Phi mà bà từng thụ phong thì bà phải có lăng mộ riêng, tuy nhiên bà chỉ được nhập táng bên trong Minh lâu, nơi vốn là mộ riêng của Thuần Huệ Hoàng quý phi. Theo Đại Thanh hội điển, quan tài Hoàng quý phi là "Tử mộc" (梓木), 35 đạo, khiên bởi 96 người, nhưng theo tài liệu Nội vụ phủ ghi được thì quan tài của Na Lạp thị là "Sam mộc" (杉木), khiêng phu 64 người, xét ra thuộc bậc Tần. Mặt khác, Hoàng quý phi, Quý phi và Phi thì ít nhất phải có bài vị và mộ phần, cùng được phối hưởng trong Viên tẩm Hưởng điện, tế lễ thì tại bên trong điện mà cử hành, chỉ có Tần trở xuống không có thần bài. Nay thì Na Lạp thị không có bài vị, nhập táng vào mộ Thuần Huệ Hoàng quý phi, do đó mộ phần của bà thuộc khu Bảo đính của Minh lâu. Căn cứ Nội vụ phủ hồ sơ ghi lại, toàn bộ tang sự của Na Lạp thị dùng tốn 890 lượng 10 phân 9 li bạc[47].

Cái chết của bà không được cáo phát chính thức trước triều đình, nên hầu như rất ít người biết được, do vậy cũng không có quốc tang. Về sau người ta mới biết và hồ nghi về nguyên nhân bà chết, thì Càn Long Đế mới ra chỉ dụ giải thích qua loa. Hơn nữa, trong chỉ dụ mà Càn Long Đế phát ra, ông sử dụng việc bà qua đời lại dùng "Hoăng" (薨), mà không phải "Băng" (崩) chuyên dùng cho Đế-Hậu, dù sách Thanh sử cảo về sau vẫn dùng "Băng" cho bà.

Từ [Kế; 继] trong cách gọi không phải thụy hiệu của bà, mà có nghĩa là ["Hoàng hậu kế tiếp"] của Hoàng đế. Bà được biết đến là Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh không được truy phong thụy hiệu sau khi qua đời.

Hủy hết chân dung

Họa sĩ Lang Thế Ninh vào năm Càn Long nguyên niên từng vào triều phụng mệnh vẽ chân dung Hoàng đế, Hoàng hậu và Phi tần. Ta có thể thấy tần phi phẩm phục đều được vẽ, ghi chú đàng hoàng, hẳn là phải có chân dung Na Lạp Hoàng hậu khi còn là Nhàn phi. Hơn nữa khi bà làm Hoàng hậu, tất phải có họa tượng mặc Triều bào toàn thân, thế nhưng tất cả tranh vật như vậy về bà hiện không có, rất có thể khi Na Lạp Hoàng hậu bị thất sủng thì Càn Long Đế đã hủy tranh, thậm chí là bất kì tranh có khuôn mặt bà cũng bị sửa.

Hiện nay bức tranh cho là bà vốn là một bức họa vô danh được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Dole của Pháp,[48] từng nói là Thục Gia Hoàng quý phi khi còn trẻ. Nhưng xét ra trong loạt tranh Tâm tả trị bình (心写治平), loạt tranh chân dung còn khá nguyên vẹn về Càn Long Đế cùng tần phi hồi trẻ cũng có một bức hoạ Gia phi, thì lại không khớp như vậy. Hơn nữa trong loạt tranh của Tâm tả trị bình đều có ghi rõ địa vị từng người, mà tranh này thủ pháp tương tự loạt Tâm tả trị bình nhưng lại không hề xuất hiện trong tranh.

Ngoài ra cũng có suy đoán bức hoạ này là của Vương Trí Thành sở hoạ. Người trong tranh mặc trang phục được cho là của Tần vị, Kim thị từ Gia tần tiến Gia phi chỉ cách 4 năm, dung mạo khó có thể thay đổi nhanh chóng như vậy. Na Lạp Hoàng hậu cũng chưa từng trải qua Tần vị, nên cũng khó có thể khẳng định đây là hình vẽ của bà mà nhiều khả năng là Du Quý phi hoặc Thư phi khi còn trẻ. Tuy vậy ý kiến này vẫn chưa có cơ sở chắc chắn, chính là vì quy chế triều Càn Long thay đổi lớn giữa sơ kỳ và trung kỳ, hơn nữa màu áo trên loạt tranh cũng gây tranh cãi. Ví dụ nhất là trong loạt tranh, vẽ Tuệ Hiền Hoàng quý phi mặc áo vàng Minh hoàng giống Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, mà quy chế Càn Long mãi đến năm thứ 14 mới áp dụng màu này cho Hoàng quý phi, tức rằng loạt tranh này hẳn đã có một cuộc thay đổi lớn về màu sắc nữa. Nên có thể thấy, chỉ nhìn màu sắc trang phục vẫn không thể khẳng định rõ ràng.